Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Cách trồng cây trầu bà treo đẹp

Cây trầu bà là cây thân thảo leo, lá đơn, gốc lá hình tim, thuôn dài ở đỉnh, có loại xanh toàn phần, có loại có những đốm vàng trên lá, vàng nằm rải rác trên phiến lá, cụm hoa dạng mo, cuống ngắn, bò dài hoặc buông thõng xuống trên các chậu treo. 
Tốc độ Cây trầu bà dường như khá thân thuộc với mỗi người, sự sang trọng của cây được nổi bật khi được trồng trong chậu nhỏ, cây thuộc họ dây leo thể hiện cho sự không ngừng nỗ lực vươn lên. Ngoài ra, rất nhiều nghiên cứu cho thấy cây trầu bà giảm thiểu ô nhiễm môi trường rất tốt, hút các khí độc từ máy tính. Thích hợp trưng trong bàn học, bàn làm việc, mang lại vẻ xanh mát cho phòng làm việc, phòng học của bạn. Trầu bà xanh hay còn gọi hoàng tâm diệp là loài cây lí tưởng giúp tạo ra bầu không khí trong lành.

Cây Trầu bà còn có tên gọi là: Cây Trầu bà xanh, cây Hoàng Tâm Diệp
Tên khoa học: Epipremnum aureum
Họ thực vật: Araceae (Ráy)

sinh trưởng của cây trầu bà khá nhanh, đặc biệt cây sống tốt ở bóng râm, phát triển nhanh ở nơi có khí hậu mát mẻ, hút nhiều nước, có thể làm cây thủy sinh.  
Cây con mới được nhân giống có lá cỡ nhỏ, lá sẽ lớn dần theo sự sinh tcủarưởng  cây.
Nhánh cây trầu bà dài và rũ xuống, cây vừa và nhỏ có thể đặt ở nóc tủ hoặc trên giá hoa, hoặc treo trang trí, để cho cành lá rũ xuống.
 Tốc độ sinh trưởng của cây trầu bà khá nhanh, đặc biệt cây sống tốt ở bóng râm, phát triển nhanh ở nơi có khí hậu mát mẻ, hút nhiều nước, có thể làm cây thủy sinh.  

Cây con mới được nhân giống có lá cỡ nhỏ, lá sẽ lớn dần theo sự sinh trưởng của cây.
Nhánh cây trầu bà dài và rũ xuống, cây vừa và nhỏ có thể đặt ở nóc tủ hoặc trên giá hoa, hoặc treo trang trí, để cho cành lá rũ xuống.
Cây cỡ lớn thường được trồng thành cây tổ, đặt ở sảnh, thư phòng hoặc phòng ngủ là những nơi có không gian tương đối rộng.
 Cây trầu bà là một trong những loại thân dây leo, trông mềm mại và uyển chuyển. 
Chậu cây trầu bà có kích thước 25- 40 cm, thích hợp trang trí bàn làm việc, bàn khách, kệ tủ, tủ tài liệu, kệ sách,..
Cây mọc dại ở rừng được khai thác trồng làm cảnh từ lâu đời, ưa khí hậu ẩm nóng, chịu được bóng.
Nếu được tưới nước đều đặn, trầu bà sẽ sinh trưởng dày 
Ý nghĩa của cây của cây Trầu Bà là may mắn, thành đạt và bình an, cây trầu bà thường được trồng để làm đẹp, trang trí… hoặc làm nguyên liệu cắm hoa. Thích hợp để trồng trang trí  trong văn phòng, nhà hàng - khách sạn, tại nhà...hoặc môi trường có nhiều tiếng ồn.
Cây trầu bà có thể để bình cây leo ở góc phòng hoặc treo những chậu cây nhỏ gần cửa sổ, chúng làm cho căn phòng sinh động và tự nhiên hơn.
Cây trầu bà giúp có khả năng hút được khí độc từ máy vi tính, loại bỏ chất gây ung thư formaldehydes và nhiều chất hóa học dễ bay hơi khác.
Cây trầu bà trở thành cây cảnh phổ biến bắt đầu từ thập niên 7

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

Cây Thanh Trà

Cây Thanh Xà là loài cây cảnh đẹp, có quanh năm, cây có những bông hoa đẹp. Rất thích hợp trồng để leo tường, leo cổng hay leo ban công.
Tên thường gọi:Thanh xà hay bạch xà,đuôi công, bạch tuyết hoa,đuôi công xanh, đuôi công trắng.
Tên khoa học: Plumbago auriculata, họ Đuôi công Plumbaginaceae
1.Đặc điểm của cây hoa thanh xà:
-Hoa tha.h xà, hoa bạch xà là dòng hoa leo, cỏ sống hàng năm Hoa Thanh Xà có hoa chùm mầu xanh phớt tím nhẹ nhàng còn hoa bạch xà sở hữu màu trắng tinh khôi
-Hoa nở thành chùm trên ngọn cây, mỗi chùm có khoảng 10 đến 30 bông nhỏ, mỗi bông gồm 5 cánh, cánh hoa nhỏ mềm mịn hương thơm nhẹ nhàng dễ chị.
-Cây có sức sống tốt, sinh trưởng nhanh
Thanh xà, bạch xà đem lại không gian yên ả, thanh bình, mát mẻ với sắc hoa dịu dàng nữ tính.
2.Ứng dụng của cây hoa thanh xà:
Cây rất thích hợp trồng làm dây leo trong sân vườn tạo tiểu cảnh, trồng chậu treo rủ trồng làm giàn leo trên sân thượng, ban công hay leo tường đều rất đẹp. Có thể kết hợp trồng đan xen hoa thanh xà và hoa bạch xà sẽ tạo nên những sự cộng hưởng ấn tượng và bay bổng hơn.
3.Những hình ảnh về hoa Thanh xà.












Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Cách trồng và chăm sóc cây hoa Dừa Cạn

 Cây hoa Dừa Cạn có tên khoa học là Periwinkle. Ngoài ra nó còn được gọi với những tên khác như: bông dừa, hoa hải đằng, trường xuân hoa...  Dừa cạn thuộc họ: Trúc đào Apocynaceae.

Dừa cạn có cánh đơn, mỏng. Có nhiều mầu sắc như trắng, tím, hồng, đỏ. Thích hợp để trồng thảm, trồng chậu hoặc giỏ treo. Cây có sức sống khoẻ. Có thể sống quanh năm, tốt nhất vào mùa hè và thời gian có nhiều nắng.Dừa cạn là cây thảo sống lâu năm, cao 40 – 60cm, phân nhiều cành. Thân mọc thẳng, hình trụ nhẵn, lúc non màu xanh lục nhạt, sau chuyển hoa màu hồng hoặc trắng (hiếm hơn). Lá mọc đối, hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, dài 4-6cm, rộng 2-3cm, hai mặt nhẳn, mặt trên sẩm bóng, mặt dưới nhạt. Hoa màu hồng hoặc trắng (trắng hiếm hơn).

Dừa cạn có hai loại chính là dừa cạn đứng, và dừa cạn rủ, cả 2 loại đều đẹp, có thể lựa chọn theo mục đích trồng, nếu trồng chậu treo ở ban công thì nên chọn dừa rủ, còn không thì chọn dừa cạn đứng.
I.Kỹ thuật trồng và chăm sóc.
1.Chọn giống.
Có thể mua hạt giống hoa về gieo, sau vài ngày là nảy cây con. Nếu cẩn thận thì nên gieo hạt riêng, chờ cây lớn khoảng gang tay thì đưa ra trồng nơi đất rộng. Nếu bạn không có nhiều thời gian ngâm giống và gieo hạt thì lựa chọn tốt nhất là mua giống cây về trồng.

2.Ngâm giống hạt.
Nước ngâm hạt: là nước ấm. Bỏ hạt vào trong miếng vải sáng màu, túm lại và bỏ vào nước ấm ngâm trong 3 tới 4 giờ.
Hoăc Để hạt vào giấy ăn,phun ẩm, bỏ giấy ăn  và  hạt vào túi nilon buộc chặt để chỗ mát trong 3 - 4 giờ.

3.Chuẩn bị đất.
Đất gieo hạt tốt nhất nên dùng giá thể. Bỏ đất vào khay gieo hạt hoặc cốc gieo hạt có lỗ thoát nước, ấn nhẹ đất.
Đất gieo hạt tốt nhất nên dùng bao gồm có cát đen + bột sơ dừa + trấu hun hoặc sơ
dừa + trấu hun.

4.Gieo hạt.
Dùng đầu tăm  tre cho  từng hạt xuống khay gieo hoặc cốc gieo và  tạo cho chúng khoảng cách nhất định (5-7 cm 1 hạt). Sau khi gieo ta phủ lên một lớp đất mỏng.

5.Tưới nước.
Tưới đủ ẩm bằng vòi phun sương ngày 2 lần sáng và chiều mát. Lưu ý là Từ lúc gieo hạt tới lúc đưa cây ra trồng là khoảng 1 tháng, lúc này cây bé và lớn rất chậm. Còn tới khi đưa ra chậu cây lớn rất nhanh và đẻ nhiều nhánh. Giai đoạn ươm cây ta nên để cây chỗ có ánh sáng vừa đủ, có mái che để dễ kiểm soát độ ẩm v à nhiệt độ, giúp cây phát triển tốt hơn.

Sau 1 tháng cây ở trong khay, cốc ươm, ta có thể bứng cây ra trồng riêng, lúc này cây đã có từ  4 - 5 lá thật. Mỗi chậu nhựa treo có thể trồng từ 1 - 3 cây con ( tùy loại chậu to hay nhỏ) bạn có thể phun B1 sau khi bứng cây 1 tuần kích thích bộ rễ phát triển, sau 10 ngày thì có thể dùng phân bón thúc cho cây hoặc phun phân bón lá theo định kỳ tháng (để tăng đề kháng và dinh dưỡng cho hoa giúp hoa lâu tàn và có màu sắc rực rỡ). Tưới đều đặn ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.
5.Bón phân.
Về cách bón phân, người chăm sóc cây nên sử dụng phân bón dưỡng hoa có tác dụng dưỡng hoa, làm cho hoa có màu sắc sặc sỡ và lâu tàn. Liều lượng sử dụng cho mỗi lần là muỗng cafe nhỏ, dùng phân bón khi thấy cây vừa ra nụ hoa, pha 0,5-1 muỗng cafe/1lít nước phun. Người trồng nên định kỳ 7-10 ngày phun một lần.

6.Cách nhận biết bệnh ở dừa cạn.
Nếu ngọn cây hoặc ở giữa cành mà tự nhiên teo lại, kéo theo ngọn và cành đó chết thì cây đã bị nấm. Cây còn bé thì dễ chữa chứ cây đã trưởng thành thì khó vô cùng.
Nếu cây đang vô cùng tươi tốt mà tự nhiên vao một ngày đẹp trời nào đó mà toàn bộ cây héo rũ và chết cực nhanh thì đích thị cây bị úng rễ rồi. Chúng ta chỉ cần tưới phân siêu ra rễ là ổn, nhưng phải xử lý ngay chứ để chậm thì dù chỉ một ngày thôi chắc chắn là .. vô phương cứu chữa.

 Nếu toàn bộ cây hoặc một vài cành bị héo rũ từ gốc lên: Kiểm tra gốc sẽ thấy gốc bị thâm và da cây ở gốc hơi sun lại. Nếu dùng móng tay cậy lên thì thấy phần thịt của cây ở gốc không còn xanh mà thâm lại thì cây đã bị thối gốc hoặc bị nấm ở gốc. Biểu hiện này thì cây đã vô phương cứu chữa , cây dừa rủ sống được lúc nào thì hay lúc đó thôi. 
Vì vậy cần phải thường xuyên chú ý đến cây để tránh tình trạng bị bệnh quá nặng.
II.Cách làm dừa cạn ra hoa nhiều màu.
Dừa cạn có nhiều giống, mỗi giống có một màu hoa khác nhau từ tím, hồng, trắng, trắng có đốm đỏ, đỏ sậm… Những giống này đều cùng họ Trúc Đào (Apocynaceae) nên có thể ghép được với nhau. Muốn có một cây dừa cạn nhiều màu hoa, chúng ta chỉ việc ghép những giống có màu hoa khác lên cùng một gốc ghép.


Trên gốc ghép chọn những tược có độ lớn cỡ ruột cây bút bi, cắt bỏ một đoạn ngọn dài 3-4cm để làm gốc ghép. Trên cây cần lấy giống cũng chọn những tược có độ lớn tương đương với gốc ghép, sau đó cắt lấy một đoạn dài khoảng 3-4cm. Cắt bỏ lá ở gốc cành ghép rồi dùng lưỡi dao lam cắt vạt hai bên để cành ghép có hình nêm (vết cắt vạt dài khoảng 1cm), sau đó dùng lưỡi dao chẻ đôi gốc ghép (sâu khoảng 1,5cm). Chẻ xong, khéo léo luồn phần vạt nêm của gốc ghép vào chỗ vừa chẻ đôi, lấy dây nylon mềm quấn vừa đủ chặt chỗ ghép. Khi xong xuôi, dùng một bao nylon nhỏ (loại trong) trùm kín cả cành ghép và chỗ ghép để tránh bị khô, nước xâm nhập. Đưa cây ghép vào chỗ mát hoặc dùng vật liệu che mưa, nắng cho cây. Khoảng 2 tuần sau, thấy cành ghép sống thì tháo bỏ bao nylon, 2 tuần sau nữa thì tháo dây nylon quấn quanh chỗ ghép. Sau một thời gian, cành ghép sẽ ra lá, phát triển, phân nhánh rồi ra hoa.

Muốn thành công cao khi ghép, cần phải tiến hành ghép ngay sau khi cắt cành ghép khỏi cây mẹ. Khi cắt, chẻ và vạt, phải dùng lưỡi dao thật sắc, để chỗ cắt không bị trầy xước, bầm giập. Các thao tác ghép phải thuần thục, nhanh và chính xác, tránh làm đi làm lại nhiều lần. Tuyệt đối không để đất cát, bụi bẩn, nước dính vào mặt tiếp xúc giữa gốc ghép và cành ghép.
Muốn cây hoa sau này cân đối và đẹp, nên ghép các giống có màu hoa tương phản xen kẽ với nhau. Có thể ghép cùng lúc nhiều giống, cũng có thể ghép dần từng giống
.

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

Cách chăm sóc cây hoa lan ý

Cây hoa lan ý có tên tiếng anh là Peace Lily, tên khoa học là Spathiphyllum. Cây hoa lan ý hay còn gọi là cây Buồm trắng thuộc họ Ráy còn gọi là cây Bạch môn,cây Lục cự nhân, cây Bạch hạc.Cây lan ý có ba loại tùy theo mẫu lá: Lá mini, lá bình thường và lá lớn. loại Lan ý lá lớn thường đẹp nhất, quý bởi có hoa đầy đặn và thơm ngát.

Cây lan ý là một trong những loại cây cảnh được nhiều người yêu thích. Cây lan ý có màu sắc nhẹ nhàng, lá xanh biếc, thướt tha với bông hoa mùa trắng nhô lên phía trên.
Cây lan ý là cây ưa ở xứ nóng rất thích hợp với khí hậu Việt Nam. Cách trồng và chăm sóc cây Lan ý rất đơn giản, nhiều người có thể áp dụng và trồng cho mình một cây lan ý đẹp như ý.

Cây lan ý cao khoảng 0.5m mọc thành từng bụi, là thuôn nhọn về đuôi, là bắc màu trắng như những cánh hoa. Cây lan ý thích hợp trồng trong nhà vì nó có khả năng lọc các chất độc tố rất tốt. Do có tác dụng hút bụi bẩn nên sau một khoảng thời gian lá thường dính bụi bẩn. Kiểm tra thấy lá cây có dính bụi bẩn thì chỉ cần lấy khăn lau đi là được
.
Ngoài thích hợp trồng trong nhà cây lan ý còn thường được trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng như bồn hoa, dưới những tán cây to, trồng trước nhà, trồng trên ban công…  Trong môi trường sống của chúng ta không chỉ có bụi bẩn mà còn nhiều áp lực căng thẳng từ cuộc sống. Chính vì thế mà chúng ta cần phải trồng cây lan ý để cân bằng cuộc sống, điều hòa không khí, mang lại những năng lượng mới cho cuộc sống của mọi người trong gia đình cũng như chính mình.
Một số yêu cầu chăm sóc cây.
-Ánh sáng: Cây lan ý có thể sống ở cả những nơi thiếu ánh sáng và cả những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Chính vì vậy nếu chúng ta trồng cây trong nhà cũng không nhất thiết là phải mang cây ra đón ánh nắng thường xuyên. Nhưng những nơi ngoài trời thì tránh nên để cây lan ý tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời.

-Đất trồng:Cây lan ý thường ưa sống ở những nơi có đất màu mỡ và ẩm ướt vì thế khi trồng chúng ta chú ý nên trồng cây ở những nơi có hàm lượng dinh dưỡng cao ở trong đất. Ngoài đất mùn, ta có thể trộn thêm các loại phân hữu cơ khác để đất đảm bảo độ dinh dưỡng cho cây.
-Nhiệt độ:Cây lan ý có thể trồng ở nhiều vùng trên đất nước ta, nó phù hợp với nhiệt độ không quá cao và cũng không quá thấp. cây lan ý sinh trưởng và phát triển phù hợp ở nhiệt độ 27 độ C.

-Nước: Lan ý là loại cây có khả năng chịu hạn tốt nên chúng ta không nhất thiết phải tưới nước thường xuyên cho cây. Khi nào thấy đất thật khô chúng ta mới tưới nước cho cây. Chúng ta chỉ nên tưới một lần/ tuần.

-Nhân giống: Lan ý là loài cây có sức sống rất mạnh mẽ, chỉ cần tách một cây lan ý đem trồng vào một cái chậu khác là có thể có một chậu lan ý như mới.
-Sâu bệnh gây hại: Lan ý thường mắc phải một số loài sâu bệnh như bọ trĩ, rệp sáp, nhện ve. Ngoài ra nếu cây thừa dinh dưỡng hay thiếu nước cũng sẽ khiến xuấthiện những đốm nâu trên lá.


Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Cách trồng hoa thiên lý

Cây hoa thiên lý còn được gọi với cái tên khá mỹ miều là hoa dạ lý hương. Cũng có lẽ do hoa của chúng khi nở có hương thơm dịu nhẹ từ đằng xa cũng có thể cảm nhận được. Hoa thiên lý là loại cây thân leo không tua cuốn thường được trồng nhiều ở những nước có khí hậu nhiệt đới như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Công dụng của cây hoa này khá nhiều. Đầu tiên được trồng làm giàn vừa để lấy bóng râm vừa có thể tận hưởng mùi hương thơm mát của những chùm hoa khi nở. Đặc biệt hoa và lá non của chúng còn được dùng để nấu ăn rất ngon và bổ.

Cây thiên lý có thân mềm hóa gỗ, lá có hình tim với hoa mọc thành chùm ở phần nách lá. Cây sinh trưởng mạnh vào mùa xuân hoặc thu khi nhiệt độ vào khoảng 20-35 độ C. Cây thích hợp trồng những nơi có nhiều ánh sáng và thoáng gió. Bạn có thể trồng chúng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng nhớ cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng. Nếu bị khô hạn lâu thì cây sẽ chậm phát triển.

Để trồng được hoa thiên lý thông thường người ta sẽ dùng biện pháp giâm cành. Do đó sẽ khác với các loại cây khác trồng bằng hạt giống. Tuy nhiên bạn không phải lo lắng về việc này. Emdep.vn sẽ mách nước cho bạn cách trồng một giàn hoa thiên lý để bạn và gia đình có thể thu hoạch hoa làm thức ăn trong nhiều năm.
1. Thời vụ trồng.
Có thể ươm quanh năm nhưng tốt nhất ươm cây vào tiết Đông chí ( đúng lúc cắt tỉa dây nhỏ, diệt khuẩn cho cây được 2 năm trở lên).

2.Giống va cách ươm.
Bạn có thể chọn mua ở vựa cây giống những dây thiên lý được ươm sẵn hoặc chọn những nhánh dây thiên lý hơi già, thân to có màu xám với kích thước dài khoảng 20 - 30cm để thuận tiện cho việc ươm cành.
Có thể xử lý kích thích cành thiên lý nhanh mọc rễ bằng việc nhúng các đoạn dây đã chuẩn bị vào dung dịch Atonik hoặc NAA. Hoặc thủ công hơn thì có thể đặt các đoạn gốc của nhánh dây vào tro bếp để giúp nhánh cây không bị chảy nhựa và cứng cáp hơn, sau đó đặt vào xô nước lạnh để giữ cành được tươi.


Chuẩn bị những bầu đất trong các chậu đất hoặc túi đất, lưu ý đất để ươm cây cũng phải bón lót phân đầy đủ để tăng cường chất dinh dưỡng cho dây thiên lý đâm rễ, tưới nước cho đất ẩm trước khi ươm cành. Chú ý cần đục những lỗ nhỏ ở để đất thoát nước.

Tiến hành ươm cành bằng cách vùi các đoạn dây xuống đất khoảng 5 - 7cm, vun đất cho chặt gốc rồi dùng rơm rạ, tro trấu ủ cho kín gốc để chắn gió và kích thích cành đâm rễ và chồi mới.

Đặt bầu ươm ở nơi râm mát, tưới nước mỗi ngày 2 lần cho bầu ươm. Sau khoảng 15 - 20 ngày thì nhánh dây sẽ mọc rễ, khi cây đạt độ cao khoảng 50 - 60cm thì lúc này sẽ mang các bầu ươm đi trồng
3.Trồng hoa thiên lý.
Trước khi tiến hành trồng khoảng 10 ngày thì phải làm đất kỹ, cày xới đất tơi xốp và bón lót phân chuồng ủ mục, vôi và hỗn các loại phân NPK và lân để tăng cường dưỡng chất cho đất trồng.


Lên luống cao 35 - 40cm và đào hố sâu 40 - 50cm để trồng, mỗi hố trồng dây thiên lý cách nhau khoảng 2m.

Đặt bầu cây xuống hố đất rồi lấp đất lên vun cho chặt gốc, bổ sung rơm rạ, mùn mục, tro trấu phủ quanh gốc dây mới trồng. Sau đó tưới nước cho cây.

Dùng những cọc tre hay gỗ có chiều cao từ 1 - 1,5m cắm sát gần thân cây thiên lý rồi buột dây vào cọc để giúp dây thiên lý có điểm tựa trong thời gian đầu.

Sau khi trồng dây cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ tạo bóng râm trong 1 tuần đầu để dây hoa thiên lý hồi sức
4.Làm giàn hoa thiên lý.

Hoa thiên lý sau khi trồng khoảng 20 ngày sẽ mọc nhánh cho dây leo bám vào các cọc đã cắm. Thời điểm này cây phát triển rất nhanh, cây thiên lý trưởng thành có thể dài từ 2 - 3m, vì vậy cần tiến hành làm giàn cho cây.

Làm giàn cho cây cần phải sử dụng các cọc tre, cọc gỗ hay cọc bê tông,... với độ chắc khỏe và độ cao từ 2,5 - 3m. Đóng mỗi cọc xuống đất với độ sau 50cm và khoảng cách các cọc phải cách nhau 3m, dùng dây thép hoặc kẽm để giăng trên đầu các cọc lại với nhau tạo thành một hệ thống giàn.

Nếu trồng ở nhà thì làm giàn tùy vào diện tích, giàn thiên lý trồng ở sân thượng hoặc trước hiên nhà có thể vừa làm cảnh vừa che mát rất tiện lợi.
5.Chăm sóc hoa thiên lý.
 Người dân cần chọn những chồi tốt nhất làm dây cái cho leo lên giàn, những dây phát triển kém nên cắt bỏ. Cây phải được đảm bảo đủ ẩm, khi úng cần phải tiêu nước ngay. Khi cây leo cao được 2m, người trồng cần tiến hành bón thúc bằng nước giải pha loãng 1/20 (1 lít nước giải pha với 20 lít nước1) tưới cách gốc 60 cm. Khi cây nằm trên giàn 30 - 50 cm, bà con mới cho cây phát triển nhánh, chủ động dẫn nhánh toả kín giàn, tránh để các nhánh quấn vào nhau.

Khi cây thiên lý cho hoa, người nông dân cần bón phân bổ sung cho cây. Rễ thiên lý là loại rễ ăn cạn nên khi bón phân không cần xới xáo, chỉ cần rãi phân và sau đó phủ lên một lớp mùn và lá khô. Bình quân mỗi tháng, cây cần được bổ sung phân một lần, khoảng 5 - 10 kg phân chuồng hoai + 100 - 150 g NPK (16- 16 - 8) cho một gốc.
Người trồng có thể thu hoạch hoa thiên lý khi chùm nụ hoa gần nở (khoảng 1 ngày trước khi nở hoa), nên tiến hành thu hoa vào buổi sáng sớm, 3 ngày thu hoạch 1 lần. Sauk hi thu hoạch xong, nếu chưa vận chuyển ngay, bà con nên rải hoa ra, giữ trong bóng tối để hạn chế hoa.
6. Cắt tỉa.
Ở giai đoạn khi các nhánh dây thiên lý bắt đầu mọc tỏa ra khắp giàn. Lúc này cần chủ động dẫn nhánh trải đều trên mặt giàn để tránh các dây leo chồng chéo lên nhau. Kiểm tra cắt tỉa bớt các lá già, cành rậm rạp để hạn chế sâu bệnh và rầy rệp gây hại.

7. Sâu bệnh hại và cách phòng trừ.
Trồng hoa thiên lý cần chú ý đến một số loại sâu bệnh gây hại như rầy rệp và bọ trĩ, đặc biệt là vào thời tiết nắng nóng. Để phòng trị bệnh hại này thì cần phải chú ý lượng nước tưới cho cây đầy đủ, tránh để cây bị thiếu nước. Nếu phát hiện rầy rệp, rầy mềm, rệp sáp hay bọ trĩ gây hại thì cần phải bắt giết ngay, hoặc nếu mật độ nặng thì có thể sử dụng thuốc Supracide để phun.

Một số loại nấm bệnh cũng thường gây hại cho cây thiên lý khiến cây bị thối gốc, thối rễ, hoa bị teo khiến năng suất và chất lượng giảm đáng kể, đặc biệt là vào mùa mưa. Để khắc phục bệnh hại này thì cần phải chú ý kỹ ở khâu làm đất, vun gốc, chú ý nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng, thường xuyên cắt tỉa bớt các lá già và cành để giàn hoa thiên lý thông thoáng. Nếu mật độ bệnh hại nặng thì có thể luân phiên sử dụng các loại thuốc trừ nấm như Aliettel, Benlat C, Ridomil,... để phun trên mặt lá và tưới vào gốc bị bệnh.
8.Thu hoạch.

Cây thiên lý sau khi trồng trong thời gian 3 tháng thì sẽ cho thu hoạch đợt hoa đầu tiên, chú ý nên ngắt hái chùm hoa và lá non vào buổi sáng. Nếu chăm sóc tốt thì cây thiên lý ra lá non và hoa mới và cho thu hoạch liên tục trong mỗi tháng.



Khi thu hoạch thì nên tỉa bớt các lá già, ngọn già, gốc chùm hoa già. Nếu trồng tại nhà thì thông thường cây thiên lý sẽ cho thu hoạch 3 ngày một lần.
Cây hoa thiên lý mỗi vụ trồng có thể cho thu hoạch từ 4 - 6 năm mới phải trồng lại. Tuy nhiên cần chú ý mỗi năm phải cắt bỏ toàn bộ những cành lá và nhánh phụ, chỉ giữ lại hệ thống thân cây và nhánh chính, sau đó vun xới gốc và bón thêm phân chuồng ủ hoại hoặc phân NPK để cây tiếp tục sinh trưởng và tiếp tục phát triển qua các vụ mới.

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Cách trồng cây Trầu Bà treo đẹp

Cây trầu bà là loại cây khá quen thuộc với mọi người với mỗi người , nó được nhiều người lựa chọn ví sức sống mãnh liệt có khả năng phát triển tốt, không có màu sắc rực rỡ như các loài hoa nhưng trầu bà lại toát lên được vẻ sang trọng khi trồng trong những chiếc chậu nhỏ, bình nhỏ.

Cây trầu bà treo có tên thường gọi là trầu bà xanh, trầu bà ta.
Tên khoa học: Epipremnum aureum
Họ thực vật : Araceae
Cây trầu bà leo là cây thân thảo leo , thân tròn, mập, mang nhiều rễ bò dài hoặc buông thõng xuống các chậu treo.
Lá đơn, mọc cách, nhọn ở đỉnh, tim ở cuống lá, màu xanh bóng với các đốm vàng và trắng nằm dải dác trên các phiến lá.

Tốc độ sinh trưởng nhanh , chịu được sống trong bóng dâm , phát triển ở những nơi mát mẽ , nhu cầu nước cao, có thể làm cây thủy sinh.
Cây trầu bà treo có tác dụng rất tốt có khả năng hút được độc từ máy tính, máy photocoppy thải ra. Bên cạnh đó còn có thể làm giảm mức ô nhiễm ozone trong môi trường làm việc.
Thích hợp để trồng trang chí trong văn phòng, nhà hàng, khách sạn, tại nhà...Có thể để bình cây leo hoặc treo ở góc phòng hoặc cửu sổ làm cho không gian tự nhiên hơn, mát mẽ hơn.
Cách trồng cây trầu bà có thể trồng trong đất hoặc bằng phương pháp thủy sinh ( trong nước ).
1.Trồng cây Trầu Bà bằng đất:

Cây Trầu Bà thích hợp với loại đât tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt, giàu chất dinh dưỡng. Phân dùng để trồng cây này nên để hoai mục.
Cần làm giàn leo hoặc cắm cọc để cây Trầu Bà có thể leo lên. Nếu không thì nên trồng cùng cây Trầu Bà gần cây khác để nó leo lên thân cây đó.
2.Trồng cây Trầu Bà bằng phương pháp thủy sinh:

Rửa sạch rễ cây Trầu Bà sau đó đặt vào chậu hoặc bình có dung dịch trồng cây.Thay nước 1 lần/1 tuần, lượng nước ngập 2/3 bộ rễ,không được thay nước trực tiếp vào chậu khi chưa lấy cây ra ngoài...